Chào mọi người , dạo gần đây thú chơi Trầm Hương bỗng nhiên xuất hiện thuật ngữ ” Cận Chìm ” và thuật ngữ này được ám chỉ như là một tiêu chuẩn của một Phân Khúc và Chất Lượng cho 1 vật phẩm Trầm Hương .
Người sử dụng thuật ngữ “Cận Chìm” ám chỉ cho 1 cá thể Trầm Hương có chất lượng, giá trị gần tương đương với hàng chìm .
Vậy “Cận Chìm” là như thế nào và các tiêu chí đặc trưng mà mọi người đề ra để xác định và gọi là “Cận chìm” liệu có chính xác . Trong bài viết ngày hôm nay em sẽ phân tích rõ các vấn đề này , để mọi người có cái nhìn về “Cận Chìm” một cách khoa học và khách quan .
Em xin nhấn mạnh là bài viết này chỉ phân tích các tiêu chí mà mọi người đề ra để xác định “cận chìm” của Trầm Hương . Ngoài ra em không so sánh giá trị hay bất cứ gì khác của 1 sợi Trầm chìm và không chìm, hay vấn đề giá cả của cả 2.
Vì trong thế giới Trầm Hương thì đôi khi giá trị của 1 hàng chìm lại không bằng giá trị của 1 sợi hàng không chìm … nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố , chất , dạng vv…vv vậy nên mong mọi người lưu ý đây không phải là bài viết so sánh hơn thua mà là biết viết phân tích ” Cận Chìm ” .
Đầu tiên nói về các yếu tố xác định “Cận Chìm” được mọi người so sánh với hàng có tính chất chìm nước ( hàng loại 1 ) .
1 – So sánh nhiều nhất là về số gram.
Đối với hàng chìm thì mọi người đề ra tiêu chuẩn của 1 hàng chìm sẽ có số gram nhất định , và khi đạt đến số gram đó thì Trầm Hương sẽ chìm . Còn “Cận Chìm” là hàng có số gram gần với số gram tiêu chuẩn , nhưng không chìm thì được coi là “Cận Chìm ” .
Ví dụ 1 sợi hàng tròn 10li là trên 11gram là chìm , còn nếu sợi hàng đó dưới 11 gram là hàng “Cận Chìm” . Về vấn đề này em xin được phân tích và có thí nghiệm thực tế cho mọi người thấy :
- Đầu tiên em có 2 viên Trầm hạt 10li , được tiện ra từ cùng 1 phôi chìm . Size hạt cũng được tiện chuẩn 100% như nhau .
- Trọng lượng viên A là 0,53 gram , trọng lượng viên B là 0,52 gram . sâu khi test nước thì viên A 0,53 gram lại nổi , còn viên B 0.52 gram lại chìm .
Vậy Kết luận số gram nó không thể nói được vấn đề chìm hay nổi của 1 sợi hàng . Quan trọng hơn hết tiêu chuẩn để gọi là ” cận chìm ” thông qua so sánh với số gram tiêu chuẩn để chìm lại còn sai .
Mọi người nên nhớ , bản chất phân tử tinh dầu chìm thì nó sẽ chìm , còn nổi thì nó sẽ nổi. Chứ không phải cân nặng quyết định chìm hay nổi . Nếu nó đã chìm thì cái dăm , cái bột nó cũng sẽ chìm , còn nổi thì dù có 1 kg hay 1 tạ nó nổi thì nó vẫn sẽ nổi .
2 – Nguyên liệu chìm , tiện ra nổi được gọi là “Cận Chìm” ???
Theo một số người thì nguyên liệu chìm nhưng khi làm ra thì bị nổi thì được coi là “Cận Chìm” . Phần bị nổi lượng dầu nhiễm , tích tụ tương đương với phần chìm, nhưng do tỉ lệ nhiễm, tích tụ chưa đạt nên không chìm .
Vấn đề này thì hoàn toàn không khách quan và không đúng . Một cục phôi khi thả vào nước chìm là do tổng thể của cục phôi đó có nhiều hàm lượng tinh dầu có tính chất chìm và lượng tinh dầu chìm đó nó phân bổ các nơi trên cục phôi dẫn đến hiện tượng cả cục phôi chìm .
Nhưng khi chúng ta cắt hoặc lọc ra thì trên tổng thể cục phôi đó nó cũng có nhiều dạng , chất và phân khúc khác nhau, chứ không hẳn là cục phôi chìm là tổng thể cục phôi đó là cùng một phân khúc , chất , dạng .
Em ví dụ :
- đây là một mặt cắt ngang của 1 phôi Trầm thả vào nước đã chìm . Nhưng mọi người thấy, trong cấu trúc của phôi trầm chìm này thì vẫn có các dạng , phân khúc , chất khác nhau . Em ví dụ nếu chúng ta chỉ lấy phần màu đỏ em khoanh vùng là phần tốc , thì phần chúng ta lấy đây cũng chỉ là tốc , chứ không thể nào là “Cận Chìm” , là phân khúc loại 1 cao cấp được .
Vậy kết luận : Tổng thể 1 cục phôi là bao gồm các dạng , chất , phân khúc khác nhau . Chúng ta lấy ở điểm nào thì chất lượng sẽ tương đương với dạng , chất , phân khúc ở điểm đó .
Chúng ta không thể xem tổng thể là đồng điều được, và khái niệm “Cận Chìm” không khách quan . Vì Trầm Hương được dựa trên các yếu tố chất , dạng , phân khúc để tính chất lượng . Chất nào ra chất đó, dạng nào ra dạng đó , phân khúc nào ra phân khúc đó .
* Tuy nhiên : phần chúng ta lấy trong phôi hàng chìm cho dù bất cứ phân khúc , chất dạng ra sao thì điều được xem là hàng chất lượng của chất, dạng, phân khúc đó . Vì bản chất nó nằm trong phôi có hàm lượng dầu chìm nên nó cũng ăn theo chất lượng của phôi Trầm đó ( lâu năm , đanh già , vv…vv) .
3 – Hàng lửng khác với hàng “Cận Chìm” .
Hàng lửng là hàng khi thả vào nước thì lơ lửng giữa đáy và mặt nữa . Hàng này thì các anh em làm nghề có kinh nghiệm sẽ dựa vào thực tế của cục phôi để ước lượng phần chìm và phần nổi của tổng thể cục phôi để xem thử sâu khi cắt lọc thì lấy được bao nhiêu phần chìm và phần nổi .
Có nhiều trường hợp xem hàng lửng chính là hàng cận chìm thì vấn đề này cũng không đúng . Vì như mục 2 em có giải thích, 1 cục phôi chìm là do tổng thể cục phôi đó có nhiều hàm lượng tinh dầu có tính chất chìm phân bổ ra các nơi trên tổng thể cục phôi nên phôi gỗ sẽ chìm .
Còn hàng lửng là hàm lượng tinh dầu có tính chất chìm phân bổ không đồng điều trên phôi gỗ , khi thả vào nước sẽ có 2 trường hợp :
1 – Kiểu chìm lửng chốc đầu .
Khi thả 1 phôi Trầm vào nước thì sẽ có hiện tượng 1 đầu chìm , một đầu nổi . Phần chốc đầu xuống nước chính là phần chứa hàm lượng tinh dầu chìm , phần nổi là phần chứa hàm lượng tinh dầu nổi.
2 – Kiểu chìm lơ lửng giữa đáy và dưới mặt nước
Hai trọng lực chìm và nổi tác động lên 1 phôi gỗ làm cho phôi gỗ lơ lửng ở giữa đáy và mặt nước ( giống như chúng ta cột 1 vật nặng chung với 1 túi khí và thả vào nước, vật nặng chìm nhưng lực nổi của túi khí sẽ làm cho vật nặng không thể chạm đáy ) .
Phần nổi bị lơ lửng dưới mặt nước có thể là do hàm lượng dầu chìm cao hơn phần dầu nổi nên kéo theo cả phôi gỗ xuống đấy mặt nước . hoặc điểm bị nổi vẫn chứa hàm lượng dầu chìm nhưng không đủ để chìm nên chỉ chìm dưới mặt nước .
Vậy kết luận chung về vấn đề “Cận Chìm” :
1- Không có khái niệm cận chìm . Chìm là chìm, nổi là nổi . Vì yếu tố chìm của Trầm Hương là do tính chất phân tử dầu nó chìm thì nó sẽ chìm chứ không phải lượng dầu ít hay nhiều , nặng hay nhẹ .
2 – Một phôi Trầm chìm không đồng nghĩa với việc tổng thể cục phôi đó là đồng chất , dạng , phân khúc . Mà còn tùy vào từng điểm chúng ta lấy . Chúng ta lấy điểm nào thì dựa vào chính các yếu tố của điểm đó để đánh giá chất , dạng , phân khúc . Một phôi hàng chìm nhưng trong phôi đó vẫn có thể có điểm Tốc thì điểm tốc đó không thể đồng chất phân khúc
loại 1 của chìm được .
3 – Trầm Hương Chìm là một phân khúc của Trầm Hương . Còn khái niệm “Cận Chìm” nó không phải là Phân Khúc và không có thật. Khái niệm này không khoa học và chưa từng được sử dụng từ xa xưa đến nay trong lịch sử Trầm Hương .
Vậy nên mong mọi người không dùng “Cận Chìm” để làm thước đo giá trị, chất lượng và phân khúc để đánh giá 1 vật phẩm , 1 cá thể Trầm Hương .
Mộc Nhiên Phát: Chuyên giao lưu, buôn bán nội thất và đồ trang trí nghệ thuật được chế tác bằng gỗ quý tự nhiên.
- Siêu phẩm Trầm Hương 10li chìm tròn đặc biệt có 1 0 2 | Thẩm Trầm hương – Kỳ Nam Mộc Nhiên Phát
- Nói về Trầm Hương #12|Chủ đề: Cận Chìm (phần 2) – Tôn trọng giá trị truyền thống đối với Trầm Hương
- Tác phẩm ” Quan Âm Gỗ Hoàng Đàn Tuyết Lạng Sơn ” – Mộc Nhiên Phát
- Hành trình đêm Niềm Tin đến trẻ em vùng cao Quảng Ngãi nhân ngày 1 tháng 6 – [ Mộc Nhiên Phát ]
- Chế tác sợi Trầm Hương cho anh trai đeo Tết 😃 – Mộc Nhiên Phát